Go To Content
:::

Taiwan Ciaotou District Prosecutors Office:Back to homepage

:::

Hỏi đáp thường gặp

  • Publication Date:
  • Last updated:2024-04-22
  • View count:760

Quyền của bị đơn
người làm chúng nghĩa vụ cảm đoàn

  1. Hỏi: Làm thế nào để đổi ngày thẩm vấn?
    Đ
    áp: Có thể trình đơn trong đó có ghi rõ nguyên nhân không thể đến Viện kiểm sát vào ngày thẩm vấn đã định, hoặc trực tiếp gặp Kiểm sát viên của phòng thụ lý, hay gọi điện cho Thư ký phụ trách vụ việc để trình bày nguyên nhân (Viện kiểm sát sẽ có ghi âm làm bằng chứng), sau đó Kiểm sát viên sẽ tiến hành đổi ngày thẩm vấn và có thông báo sau.
  2. Hỏi: Sau khi nhận được lệnh xử phạt án treo, thì khi nào phải chấp hành những hạng mục do Kiểm sát viên yêu cầu?
    Đ
    áp: Khi nhận được thông báo xử phạt án treo, trên giấy thông báo này sẽ có ghi rõ thời gian và địa điểm chấp hành các hạng mục được yêu cầu, và người nhận thông báo phải chấp hành đúng theo nội dung thông báo, không được chậm trễ; nếu không sẽ bị bãi bỏ án treo.
  3. Hỏi: Làm thế nào để sửa đổi địa chỉ nhận tống đạt?
    Đ
    áp: Có thể thông báo sửa đổi địa chỉ với thư ký tòa bằng cách gọi điện thoại, gửi fax hoặc gửi đơn, hoặc tiến hành sửa đổi địa chỉ qua mạng internet.
  4. Hỏi: Trong trường hợp nào thì tiền bảo lãnh sẽ bị tịch thu?
    Đ
    áp: Sau khi được triệu tập mà bị cáo hoặc người bị kết án sau không đến hoặc không tìm thấy, mặc dù Viện đã thông báo cho người bảo lãnh đưa bị cáo đến, thì bị cáo sẽ bị truy nã, và tiền bảo lãnh đã nộp sẽ bị tịch thu.
  5. Hỏi: Làm thế nào để xin cấp thêm giấy chứng nhận khám nghiệm tử thi?
    Đ
    áp: Có thể thông qua mạng internet, gửi email cho thủ trưởng Viện hoặc gửi đơn qua đường bưu điện đến Viện, hay có thể đến trực tiếp Trung tâm phục vụ người dân để xin cấp, nhưng phải nộp các giấy tờ chứng minh quan hệ với người quá cố (như : chứng minh thư, trích lục hộ tịch).
  6. Hỏi: Vụ án sẽ tiến triển ra sao sau khi được Kiểm sát viên đề nghị cho xét xử đơn giản?
    Đ
    áp: Sau khi được Kiểm sát viên đề nghị cho xét xử đơn giản, hồ sơ vụ án sẽ được chuyển sang phòng xử án đơn giản, không cần bị triệu tập đến tòa, mà sẽ do thẩm phán phòng xử án đơn giản tiến hành phán quyết; trong vòng 10 ngày sau khi nhận được phán quyết của phòng xử án đơn giản, nếu bị cáo không đồng ý với phán quyết, thì có thể trình đơn kháng cáo.
  7. Hỏi: Làm thế nào để lĩnh nhận lại tiền bảo lãnh đã nộp trong khi điều tra, thẩm tra vụ án hình sự?
    Đ
    áp: Sau khi kết thúc điều tra, nếu bị cáo được miễn truy tố, thì sau khi quyết định miễn quy tố có hiệu lực pháp lý, Viện kiểm sát sẽ chủ động phát trả lại tiền bảo lãnh đã thu. Đối với vụ án mà đã có phán quyết phải thi hành án, đợi đến sau khi người bị kết án bắt đầu chấp hành án phạt, thì phòng thụ lý sẽ chủ động hoàn trả lại tiền bảo lãnh cho người nộp bảo lãnh.
  8. Hỏi: Lao động công ích là gì?
    Đ
    áp: Lao động công ích là hình thức phục vụ không có thù lao, là hình phạt thay thế cho án phạt tù dưới 6 tháng, giam giữ ngắn ngày hay phạt tiền mà được thay thế bằng hình thức lao động công ích dưới 1 năm. Cứ 6 tiếng lao động công ích thì được tính bằng 1 ngày giam giữ.
  9. Hỏi: Nếu bị bệnh hoặc tàn tật thì có được chấp hành hình phạt lao động công ích không?
    Đ
    áp: Về nguyên tắc, nếu bị bệnh lao phổi, bệnh AIDS, viêm gan cấp tính hoặc các bệnh truyền nhiễm khác theo quy định, hay các đối tượng không thể tự chăm sóc cho sinh hoạt hàng ngày của bản thân, thì không thể chấp hành lao động công ích; do vậy, nếu bị cáo bị bệnh hoặc tàn tật, thì Kiểm sát viên sẽ xem xét tình hình cụ thể để đưa ra quyết định; tốt nhất là cần cung cấp phiếu khám sức khỏe để tiện cho Kiểm sát viên tiến hành thẩm định.
  10. Hỏi: Nếu đã được phê chuẩn cho nộp tiền phạt thay thế tù giam, mà sau đó lại không có khả năng nộp phạt, thì có được xin thay thế bằng chấp hành lao động công ích không?
    Đ
    áp: Được, chỉ cần chấp hành phần còn lại của án phạt. Nếu sau này muốn nộp phạt trở lại, thì phải nộp một lần hết toàn bộ số tiền phạt còn thiếu.
  11. Hỏi: Nếu Kiểm sát viên không cho phép bị cáo được chấp hành nộp tiền thay thế tù giam, mà bị cáo không đồng ý, thì phải làm thế nào?
    Đ
    áp: Bị cáo nếu cho rằng Kiểm sát viên có hành vi chỉ đạo chấp pháp không thích đáng, thì có thể làm đơn kháng cáo gửi lên tòa án nơi đưa ra phán quyết hình sự của vụ án đó (theo quy định tại điều 484 của Luật Tố tụng hình sự).
  12. Hỏi: Làm thế nào để xin chấp hành nộp tiền phạt thay thế tù giam?
    Đ
    áp: Người bị kết án cần tự đem đủ số tiền phạt và chứng minh thư đến Viện kiểm sát gặp người phụ trách vụ án của phòng thụ lý để được giải quyết.
  13. Hỏi: Nếu đã được phê chuẩn cho chấp hành lao động công ích thay thế phạt tiền, mà sau lại có khả năng nộp tiền phạt, thì có được xin nộp phạt trở lại không?
    Đ
    áp: Được. Sau khi được phê chuẩn, thì có thể quy đổi thời gian thi hành án còn lại ra tiền phạt, rồi phải nộp một lần hết toàn bộ số tiền phạt còn thiếu
Go Top